Kiểm Tra Bảo Hành Apple Watch, Hướng Dẫn Cần Biết Khi Mua
Kiểm tra bảo hành Apple Watch là một trong những hướng dẫn mà bạn không nên bỏ qua trước khi mua. Bảo hành là quyền lợi của người mua khi gặp bất kỳ sự cố nào trong quá trình sử dụng. Hơn thế nữa, kiểm tra bảo hành còn giúp người mua phân biệt hàng thật giả tốt hơn. Do đó, bạn đừng bỏ qua các bước kiểm tra đơn giản trong bài viết dưới đây.
Chính Sách Bảo Hành Apple Watch Là Gì?
Là quy định các sản phẩm có lỗi về phần cứng thuộc phạm vi bảo hành của hãng sẽ nhận được chính sách 1 đổi 1 trong thời gian 30 ngày tính từ ngày mua thiết bị. Trong thời gian từ tháng thứ 2 cho đến hết 12 tháng, sản phẩm sẽ được hưởng chính sách bảo hành tiêu chuẩn của hãng Apple.
Hướng Dẫn Kiểm Tra Bảo Hành Apple Watch
- Bước 1: Trên Apple Watch, bạn nhấn Digital Crown > Home.
- Bước 2: Mở Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung).
- Bước 3: Chọn About (Giới thiệu).
- Bước 4: Xem số Serial của Apple Watch tại mục Serial Number.
- Bước 5: Truy cập vào website kiểm tra thời hạn bảo hành thiết bị của Apple tại đây. Sau đó, bạn nhập số Serial và capcha xác minh. Chọn Continue để nhận về kết quả kiểm tra.
Cách Kích Hoạt Bảo Hành Apple Watch
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản Apple ID của người dùng tại: https://appleid.apple.com/
- Bước 2: Truy cập link: https://checkcoverage.apple.com/ và nhập chính xác số Serial in trên vỏ hộp để xác thực sản phẩm.
- Bước 3: Chọn “Continues” để chuyển sang bước tiếp theo.
- Bước 4: Nhập ngày kích hoạt chính là ngày mua sản phẩm Apple Watch của bạn.
- Bước 5: Chọn Hoàn thành để kích hoạt bảo hành Apple Watch.
Một Số Lưu Ý Khi Bảo Hành Của Apple Watch Như Sau:
Các bộ phận trên Apple Watch được bảo hành bao gồm: Thân máy, phụ kiện đi kèm trong hộp máy, dây đeo. Nếu mua Apple Watch tại nước khác. Nhưng lại di chuyển đến quốc gia được được cấp phép bán Apple Watch. Thì thiết bị sẽ không được bảo hành theo chế độ của Apple. Phiên bản Apple Watch Edition không được bảo hành tại Việt Nam.
Các trường hợp Apple Watch không được bảo hành các lỗi như sau:
- Dây đeo bị biến dạng tại vị trí chốt hoặc khoá (cong, gãy, nứt).
- Dây đeo bị giãn nở tại vị trí của chốt, khóa.
- Dây đeo bị trầy, xước, cạ, cấn, bẩn.
- Dây đeo bằng da bị thấm nước, chất lỏng dẫn đến biến dạng.
Tại Sao Nên Kiểm Tra Bảo Hành Apple Watch?
Như đã nói đến ở phần phía trên bài, kiểm tra bảo hành Apple Watch là cách giúp bạn nhanh chóng phân biệt hàng thật giả trước khi mua. Đồng thời, bạn có thể hiểu rõ thời gian bảo hành sản phẩm của mình. Nếu chẳng may có bất kỳ sự cố nào khi dùng. Hiểu rõ các trường hợp được bảo hành và không được bảo hành. Từ đó có hướng xử lý phù hợp cho thiết bị của mình.
Trên đây là chia sẻ cách kiểm tra bảo hành Apple Watch mà bạn có thể thực hiện đơn giản. Hy vọng giúp ích hơn cho bạn trong quá trình sử dụng. Đừng quên đón xem những bài viết tiếp theo trên website, fanpage Táo Trắng nha.